Cầu răng là gì?

Cầu răng là một loại phục hình răng cố định dùng để phục hồi một hay nhiều răng mất bằng cách dùng các răng kế cận răng mất làm trụ để mang và nâng đỡ các răng giả thay thế cho răng mất. Nó sẽ được gắn chặt bằng cement và bệnh nhân không thể tự ý tháo ra được.

Trường hợp nào có thể thực hiện cầu răng? 

  • Khi bệnh nhân bị mất một hay nhiều răng nhưng còn răng thật ở hai đầu mà không có điều kiện để đặt Implant.
  • Bệnh nhân  không muốn mang hàm giả tháo lắp.
  • Răng ở hai đầu phải chắc khỏe, không bị sâu viêm.

     

Ưu điểm của phương pháp:

  • Tạo lại vẻ tự nhiên vốn có cho hàm răng.
  • Có thể tồn tại lâu dài nếu biết giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Chất liệu có sức chịu cường độ lực lớn so với răng thật.

Qui trình thực hiện:

  • Việc gắn cầu răng được thực hiện trong 04 lần hẹn (5-7 ngày làm việc)
  • Lần hẹn đầu tiên: Thực hiện tư vấn, khám với bác sĩ. Chụp hình X-ray, tiến hành nghiên cứu và làm răng tạm. 
  • Lần hẹn thứ hai: Bác sĩ sẽ mài cùi, lấy dấu khớp cắn và gắn răng tạm.
  • Lần hẹn thứ ba: Bác sĩ sẽ thử sườn (có thể bỏ qua giai đoạn này nếu làm một hoặc 2 răng) và soi màu răng.
  • Lần hẹn thứ tư: Thử răng. Nếu phù hợp về thẩm mỹ và chức năng, có thể gắn cố định.

     

Cách chăm sóc:
Cầu răng có thể trở nên lỏng lẻo nếu mô răng và mô xương đang giữ trở nên hư hỏng do bệnh răng miệng tác động lên. Cũng giống như mão răng, cầu răng cũng phải giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách thì mới bền, chắc chắn và tồn tại lâu dài.

Đánh răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa Fluor để giữ cho nướu và răng khỏe mạnh.
Dùng chỉ nha khoa hằng ngày để làm sạch các kẽ răng.
Kiểm tra và vệ sinh răng định kì (6 tháng/1 lần).

 
Bài trước Bài sau